Ngữ pháp trung cấp: -았/었 더니

Nguyễn Thế Anh 04/08/2023
ngu-phap-trung-cap

Cấu trúc ngữ pháp -았/었 더니

Cấu trúc này diễn tả hành động nào đó xảy ra là kết quả việc người đó đã làm hoặc đã nói trước đó.

Cấu trúc: V+았/었 더니

Ví Dụ:

가: 감기는 좀 어때요?

Bệnh cảm cúm của bạn thế nào rồi?

나: 약을 먹었더니 좀 좋아졌어요.

Mình uống thuốc rồi nên thấy ổn hơn chút.

 

가: 한국어가 믾이 자연스러워졌네요.

Tiếng Hàn Quốc của bạn tự nhiên quá.

나: 고마워요, 한국 드라마를 꾸준히 봤더니 자연스러워진 것 같아요.

Cảm ơn bạn. Cứ xem phim Hàn Quốc liên tục thì tiếng Hàn Quốc trở nên tự nhiên thôi.

 

가: 내일 준수 씨 여자 친구도 모임에 오나요?

Junsu, ngày mai bạn gái của bạn cũng đến cuộc họp mặt chứ?

나: 아니요, 여자 친구에게 같이 가자고 했더니 싫다고 하더라고요.

Không. Tôi bảo bạn gái đi cùng nhưng cô ấy nói không muốn.

Lưu ý:

1. Cấu trúc này còn diễn tả sau khi thực hiện hành động ở mệnh đề trước thì người nói phát hiện một điều gì đó ở mệnh đề sau. Trong trường hợp này, có thể sử dụng cấu trúc tương đương –(으)니까.

● 백화점에 갔더니 사람이 많았어요.

= 백화점에 가니까 사람이 많았어요.

Tôi đến bách hóa thì thấy bách hóa rất đông người.

2. Chủ thể của hành động xảy ra ở mệnh đề trước -았/었더니 thường là ngôi thứ nhất.

● (내가)오래간만에 운동을 했더니 기분이 상쾌해요.

● (내가) 1년 동안 한국에 살았더니 이제 한국 생활에 익숙해요.

Tuy nhiên khi mệnh đề trước trích dẫn lời nói của người khác thì chủ ngữ có thể là ngôi thứ 3.

3. Trường hợp chủ ngữ ở mệnh đề trước là ngôi thứ 3, người nói đang hồi tưởng sự việc xảy ra trong quá khứ. Khi đó, chủ ngữ mệnh đề trước và mệnh đề sau không đồng nhất. Mệnh đề sau 더니 diễn tả kết quả hành động mệnh đề trước. Nói cách khác, hành động ở mệnh đề trước là nguyên nhân dẫn tới kết quả của mệnh đề sau.

● 아키라 씨가 피아노를 쳤더니 사람들이 박수를 쳤습니다.

➔ Akira chơi đàn piano, (vì thế) mọi người vỗ tay.

● 사람들이 웃었더니 게이코 씨 얼굴이 빨개졌어요.

➔ Mọi người cười, vì thế Keiko đỏ mặt.

 

So sánh giữa -더니 và -았/었더니

 

-더니

-았/었더니

Chủ ngữ

Ngôi thứ 2, 3 (khi người nói tự nói mình một cách khách quan thì có thể sử dụng chủ ngữ ngôi thứ nhất)

 

 

Ngôi thứ nhất

① khi người nói trích dẫn lời người khác thì chủ ngữ có thể là ngôi thứ 3.

②khi mệnh đề sau diễn đạt phản ứng của người nói trước hành động đã hoàn tất thì chủ ngữ có thể là ngôi thứ 3.

Sự đồng nhất ở hai mệnh đề

Chủ ngữ hai mệnh đề đồng nhất.

Chủ ngữ hai mệnh đề không cần đồng nhất.

Từ loại

Có thể kết hợp với động từ, tính từ và danh từ.

Chỉ kết hợp với động từ.

Ý nghĩa

① Kết quả của hành động xảy ra ở quá khứ.

② Sự tương phản giữa tình huống quá khứ và hiện tại.

③ Sau khi một hành động nào đó xảy ra thì hành động khác xảy ra ngay lập tức.

① Kết quả của hành động xảy ra ở quá khứ.

② Sau khi thực hiện hành động này thì phát hiện ra hành động hoặc trạng thái nào khác.

Nguồn: Sưu tầm

🔥Kho sách và tài liệu tiếng Hàn khổng lồ mà không ở đâu có , khám phá ngay tại :

https://www.sachtienghanmetabooks.vn/